Đề cương SKKN Các biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh trong trường THCS

pdf 7 trang sklop8 06/10/2024 370
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương SKKN Các biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh trong trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương SKKN Các biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh trong trường THCS

Đề cương SKKN Các biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh trong trường THCS
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP VINH 
 *****&&&**** 
 ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
ĐỀ TÀI: CÁC BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO NHẰM NÂNG CAO CHẤT 
 LƯỢNG HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA HỌC 
 SINH TRONG TRƯỜNG THCS 
 Tác giả Nguyễn Thị Huyền Nga Hoàng Văn Thông 
 Số điện thoại 0949940969 0989473535 
 Mail ngaly80@gmail.com thongitdhv@gmail.com 
 Đơn vị Trường THCS Hà Huy Tập Trường THCS Hà Huy Tập 
 Năm học: 2021-2022 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
 2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: 
 Học sinh khối 8, 9 các trường THCS trên địa bàn TP Vinh. 
 2.2. Phương pháp nghiên cứu 
 - Phương pháp quan sát khoa học 
 - Phương pháp điều tra 
 - Phương pháp thực nghiệm khoa học 
 - Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm 
 - Phương pháp chuyên gia 
 2.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết. 
 - Phương pháp làm việc với học sinh. 
 + Đối với một dự án khoa học: 
 + Đối với một dự án kỹ thuật: 
 - Lập kế hoạch và chủ đề nghiên cứu khoa học - kỹ thuật: 
 - Rút ra kết luận hoặc kinh nghiệm sau khi nghiên cứu. 
 - Giải pháp tham mưu: 
 - Đối với nhà trường. 
 - Kết hợp nghiên cứu trong dạy học. 
 2.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn. 
 - Tranh thủ sự giúp đỡ của các giáo viên có chuyên môn và kinh nghiệm. 
 - Sự tham gia của các học sinh khác không thuộc nhóm nghiên cứu. 
 - Tranh thủ sự ủng hộ từ các phụ huynh. 
 - Giải pháp cố vấn, gợi ý học sinh các bước nghiên cứu và trưng bày sản phẩm 
 - Hướng dẫn học sinh thuyết trình sản phẩm và trả lời phản biện. 
 - Chuẩn bị tâm lí và kiến thức để trả lời các câu hỏi phản biện. 
 3. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI 
 - Đề tài đưa ra các giải pháp để thực hiện có hiệu quả về hoạt động nghiên 
cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cơ sở. - Thực trạng về vấn đề nghiên cứu khoa học kỹ thuật và học sinh tham gia 
cuộc thi KHKT tại trường THCS Hà Huy Tập và các trường THCS trên địa bàn TP 
Vinh. 
 - Những nguyên nhân khách quan, chủ quan dẫn đến phong trào nghiên cứu 
khoa học ở một số trường học còn hạn chế, bị động. 
 3. GIẢI PHÁP 
 3.1. Đẩy mạnh công tác tuyền truyền: 
 - Tổ chức truyền thông rộng rãi về mục đích, ý nghĩa, nội dung, kế hoạch các 
cuộc thi, hội thi đến cán bộ, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh và cộng đồng 
xã hội, từ đó nâng cao nhận thức cho các đơn vị, cá nhân, xã hội về chất lượng giáo 
dục, đào tạo; 
 3.2. Nâng cao năng lực cho giáo viên trong công tác hướng dẫn học sinh 
nghiên cứu khoa học. 
 - Tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo trong toàn thể cán bộ, giáo viên nhà 
trường, tạo điều kiện, khuyến khích giáo viên tham gia hội nghị, hội thảo khoa học 
và triển khai áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn; 
 - Trong quá trình các giáo viên hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học, bản 
thân tôi thường xuyên gặp gỡ, trao đổi để thao gỡ những khó khăn của giáo viên. 
Tránh trường hợp vì thành tích của lớp mà giáo viên làm thay học sinh quá nhiều, tư 
vấn giáo viên để đưa hoạt động nghiên cứu kho học của học sinh vào thực chất, các 
em vận dụng kiến thức được học để giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong thực 
tiễn, từ đó thúc đẩy niềm đam mê khám phá để nắm bắt tri thức mới. 
 - Chỉ đạo 100% giáo viên nhà trường linh hoạt lồng ghép hoạt động nghiên 
cứu khoa học của học sinh vào trong các bài dạy, tiết dạy một cách hợp lý. Đây 
cũng chính là định hướng đổi mới phương pháp giảng dạy tích cực (dạy học theo 
định hướng phát triển phẩm chất, năng lực cuả người học). 
 - Chỉ đạo các tổ chuyên môn đưa nội dung hướng dẫn học sinh nghiên cứu 
khoa học vào các buổi sinh hoạt chuyên môn thường kỳ và sinh hoạt chuyên môn 
theo chuyên đề. Để làm tốt điều này, các đồng chí cán bộ tổ (tổ trưởng và tổ phó) 
cần nắm thật sâu sắc mục đích, ý nghĩa, cách thức thực hiện của hoạt động nghiên 
cứu khoa học của học sinh THCS. 
 3.3. Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho học sinh - Các giải pháp về công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động nghiên cứu khoa học 
của học sinh đã được tôi áp dụng, thực hiện từ đầu năm học 2018 – 2019 đến nay tại 
trường THCS Hà Huy Tập và có khả năng nhân rộng cho các trường THCS trên địa 
bàn TP Vinh và các địa phương khác. 
 PHẦN III: KẾT LUẬN 
 Khi áp dụng đề tài này chúng tôi đã hướng dẫn học sinh NCKH đạt giả cao 
trong các kì thi cấp thành, cấp tỉnh, quốc gia, cố vấn cho một số dự án có kết quả 
tốt. 
 Các kinh nghiệm trên đây theo chúng tôi có thể áp dụng linh hoạt vào nhiều 
trường học để nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học. Chúng tôi hy vọng kinh 
nghiệm trên sẽ giúp ích cho các đồng nghiệp hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa 
học kỹ thuật đạt kết quả. 
 Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do thời gian viết có hạn nên đề tài sáng 
kiến kinh nghiệm của chúng tôi đưa ra không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được 
sự đóng góp ý kiến, xây dựng của cấp trên, quý đồng nghiệp để đề tài Sáng kiến 
kinh nghiệm này ngày càng hoàn thiện hơn./. 

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_skkn_cac_bien_phap_chi_dao_nham_nang_cao_chat_luong.pdf