Đề cương Một số giải pháp nhằm tăng cường tính tương tác trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học trực tuyến môn Ngữ văn 8

pdf 7 trang sklop8 20/09/2024 770
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Một số giải pháp nhằm tăng cường tính tương tác trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học trực tuyến môn Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương Một số giải pháp nhằm tăng cường tính tương tác trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học trực tuyến môn Ngữ văn 8

Đề cương Một số giải pháp nhằm tăng cường tính tương tác trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học trực tuyến môn Ngữ văn 8
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP.VINH 
 ĐỀ CƯƠNG 
 SÁNG KIẾN 
 KINH NGHIỆM 
 ĐỀ TÀI: 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG TÍNH TƯƠNG TÁC 
TRONG QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
 TRỰC TUYẾN MÔN NGỮ VĂN 8 
 Một số giải pháp nhằm tăng cường tính tương tác 
 trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học trực tuyến môn Ngữ văn 8 
 ĐẶT VẤN ĐỀ 
 I. Lí do chọn đề tài 
 Chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực được bàn đến nhiều từ 
những năm 90 của thế kỷ XX và ngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế. 
 Năm học 2021 – 2022 là năm đầu tiên tiến hành đổi mới Chương trình SGK 
Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của người học ở cấp 
Trung học cơ sở (THCS). Để có thể thực hiện thành công bước chuyển đổi ấy, việc 
đổi mới phương pháp dạy học bằng Công nghệ thông tin (CNTT) là một chủ đề lớn 
được UNESCO đưa ra thành chương trình của thế kỷ XXI và dự đoán sẽ có sự thay 
đổi nền giáo dục một cách căn bản. 
 Tuy nhiên, công nghệ thông tin mặc dù là một nhân tố quan trọng, nhưng 
không mang tính chất quyết định. Vị trí của người dạy và người học, sự tương tác 
hai chiều giữa giáo viên và học sinh vẫn là một trong những mối quan tâm hàng 
đầu. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi đại dịch Covid-19 đang diễn biến vô cùng 
phức tạp ở trong và ngoài nước, nhiều tỉnh thành trong cả nước đang phải học tập 
dưới hình thức trực tuyến thì hầu như GV nào cũng trăn trở các cách thức để có thể 
tương tác với người học một cách hiệu quả 
 Trên tinh thần ấy, đề tài Một số giải pháp nhằm tăng cường tính tương tác 
trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học trực tuyến môn Ngữ văn 8 mong 
muốn góp một tiếng nói vào việc nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn trong 
một bối cảnh mới vô cùng đặc biệt theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất 
của người học. 
 II. Mục đích nghiên cứu 
 + Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tổ chức hoạt động dạy học 
môn Ngữ văn ở trường THCS làm cơ sở cho các giải pháp đổi mới trong tiến trình 
tổ chức các hoạt động dạy học trực tuyến để phát huy tính tích cực, chủ động và 
sáng tạo trong lĩnh hội kiến thức của học sinh, tăng cường sự tương tác giữa GV và 
HS thông qua hình thức dạy học này. 
 + Đề xuất các giải pháp đổi mới trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học 
trực tuyến môn Ngữ văn 8 nhằm tăng cường sự tương tác giữa GV với HS, giữa HS 
với HS hướng đến việc hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho người học 
 III. Đối tượng nghiên cứu 
 + Học sinh khối 8 năm học 2021 - 2022 (Số lượng học sinh: 245 em) 
 + Giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn THCS trên địa bàn thành phố Vinh, đặc 
biệt tại trường sở tại nơi người viết trực tiếp giảng dạy. 
 IV. Phạm vi nghiên cứu 
 1 
 Một số giải pháp nhằm tăng cường tính tương tác 
 trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học trực tuyến môn Ngữ văn 8 
 NỘI DUNG 
 I. Một số vấn đề lí luận 
 1. Đổi mới phương pháp dạy học là yêu cầu căn bản trong nền giáo dục 
hiện đại 
 Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trình 
giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ 
quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì 
qua việc học. Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, có thể 
chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương pháp đặc thù của 
môn học để thực hiện. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải 
đảm bảo được nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức (tự 
chiếm lĩnh kiến thức) với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”. 
 2. Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) có vai trò quan trọng, thúc đẩy 
quá trình đổi mới phương pháp dạy học hiện đại 
 Ứng dụng CNTT trong dạy và học nhằm đổi mới phương pháp dạy và học 
theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh, nâng cao chất lượng giáo 
dục, đã và đang được các nhà trường triển khai một cách đầy đủ và thiết thực nhất 
 Tuy nhiên, chúng ta cũng cần xác định rõ rằng: CNTT chỉ là phương tiện tạo 
thuận lợi cho triển khai phương pháp dạy học tích cực chứ không phải là điều kiện 
đủ của phương pháp này. 
 3. Vai trò của sự tương tác trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học 
trực tuyến theo định hướng hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực 
của học sinh 
 Khi nói đến Chương trình giáo dục tổng thể 2018, chúng ta vẫn thường nhấn 
mạnh mục tiêu của nó là hướng đến phát triển năng lực và phẩm chất của người 
học. 
 Tăng cường tính tương tác giữa học sinh và giáo viên chính là một trong 
những nhiệm vụ vô cùng quan trọng để mục tiêu ấy từ lý thuyết biến thành thực 
tiễn, phát huy tính tích cực, chủ động của người học sinh khi tham gia vào các hoạt 
động học tập do giáo viên tổ chức, hướng dẫn. Nhất là trong bối cảnh dịch Covid-
19 vẫn đang diễn biến phức tạp, người giáo viên “thời đại 4.0” cần tích cực vận 
dụng công nghệ thông tin trong dạy học, phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ 
động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học bằng nhiều cách. 
 II. Thực trạng tổ chức các hoạt động trong quá trình dạy học trực tuyến 
môn Ngữ văn 8 
 1. Thực trạng (có phiếu khảo sát thực trạng) 
 3 
 Một số giải pháp nhằm tăng cường tính tương tác 
 trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học trực tuyến môn Ngữ văn 8 
 - Tạo một số câu hỏi trắc nghiệm ở mức độ Nhận biết, thông hiểu ngay trong 
Khóa học ở trang Lms hoặc thông qua phần mềm Qizizz 
 - Lựa chọn hoạt động để sử dụng Phòng chia nhóm trong phần mềm Zoom 
 - Tạo điểm dừng xuất hiện câu hỏi tương tác trên video được chèn trong bài 
giảng Powerpoint đang được trình chiếu. 
 1.2. Một số ví dụ minh họa 
 2. Phát huy năng lực tự học, chủ động của học sinh trước, trong và sau 
khi tham gia tiết học online 
 2.1. Cách thức thực hiện 
 + GV nghiên cứu kĩ mục tiêu bài học, lựa chọn 1-2 đơn vị kiến thức quan 
trọng của tiết học và cụ thể hóa nó thành các phiếu học tập và giao cho HS làm việc 
nhóm, thảo luận, tạo ra sản phẩm để chia sẻ trong tiết học trực tuyến sẽ diễn ra 
 + Đối với môn Ngữ văn thì khâu soạn bài, đọc và tìm hiểu trước bài mới rất 
quan trọng, vậy nên các em cần duy trì thói quen đó trước khi bắt đầu một tiết học 
online dựa trên sự hướng dẫn của GV 
 + Khi tiết học chính thức diễn ra, các em cử đại diện nhóm trình bày, chia sẻ 
sản phẩm qua ứng dụng Zoom 
 + Sau khi học xong, GV có thể sử dụng phần mềm Padlet để hướng dẫn HS 
đưa sản phẩm hoàn thiện của nhóm lên trang này. Để tăng sức thu hút, GV có thể 
đưa ra những cơ cấu giải thưởng phù hợp để khích lệ học sinh. 
 + Việc vận dụng hình thức sơ đồ có thể xem là một giải pháp hữu hiệu giảm 
thời gian học sinh phải ghi chép nhiều, tăng thời gian để GV và HS cùng tương tác 
trong tiết học trực tuyến. 
 2.2. Một số ví dụ minh họa 
 IV. Hiệu quả thực hiện đề tài 
 Phương pháp tiến hành lấy phiếu điều tra ở lớp thực nghiệm, đối chứng với 
lớp không áp dụng các giải pháp trong sáng kiến kinh nghiệm để đánh giá hiệu quả 
của đề tài. 
 KẾT LUẬN 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 5 

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_mot_so_giai_phap_nham_tang_cuong_tinh_tuong_tac_tro.pdf