Báo cáo Sáng kiến Nâng cao kỹ năng giải bài tập Toán cho học sinh thông qua một số trò chơi

doc 12 trang sklop8 25/08/2024 210
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo Sáng kiến Nâng cao kỹ năng giải bài tập Toán cho học sinh thông qua một số trò chơi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo Sáng kiến Nâng cao kỹ năng giải bài tập Toán cho học sinh thông qua một số trò chơi

Báo cáo Sáng kiến Nâng cao kỹ năng giải bài tập Toán cho học sinh thông qua một số trò chơi
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN VỤ BẢN
 TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG
 BÁO CÁO SÁNG KIẾN
(NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI BÀI TẬP TOÁN CHO HỌC SINH THÔNG 
 QUA MỘT SỐ TRÒ CHƠI)
 Tác giả: Nguyễn Thị Hiền
 Trình độ chuyên môn: Đại học Toán – Lí
 Chức vụ: Giáo viên
 Nơi công tác: Trường THCS Quang Trung
 Năm học 2017- 2018 BÁO CÁO SÁNG KIẾN
 I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến.
 Năm học 2017 - 2018 là năm học tiếp tục thực hiện việc dạy và học theo 
định hướng phát triển năng lực HS, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo 
của HS. Nhưng hiện nay, trong quá trình giảng dạy, nhiều GV chỉ chú trọng tổ 
chức cho HS chiếm lĩnh, rèn luyện về kiến thức mà quên mất việc tạo không khí 
thân thiện, thoải mái cho HS, dẫn đến tình trạng nhiều tiết học trở lên nặng nề, 
căng thẳng, hiệu quả học tập không cao, nhất là trong một số môn như môn 
Toán, Hóa học, Tiếng Anh Vậy làm sao để xây dựng được một môi trường 
gần gũi, gắn bó giữa GV với HS, giữa HS với HS, tạo được sự thỏa mái, hứng 
khởi cho từng HS, phát huy được tính chủ động, tích cực, sáng tạo của HS trong 
học tập nói chung và trong môn Toán nói riêng?
 Trong quá trình giảng dạy môn Toán bậc THCS, bản thân tôi đã nhận ra 
một điều: Việc đưa các trò chơi vui nhộn, trí tuệ trên tinh thần “Học mà chơi, 
chơi mà học” vào các tiết dạy học nói chung và tiết dạy học môn Toán nói riêng, 
sẽ là một trong những yếu tố rất quan trọng để xây dựng nên những tiết học thân 
thiện, thoải mái, hiệu quả, bởi vì vui chơi vừa là nhu cầu, vừa là quyền lợi của 
các em HS, nó giúp các em cân bằng được trạng thái tâm lí, tinh thần khi phải 
học những bài toán, những con số khô cứng, những tiết học căng thẳng,Vui 
chơi còn là phương pháp giáo dục về hành vi đạo đức cho các em nhanh nhất, 
đạt hiệu quả cao nhất, kích cầu được sự hứng khởi, phấn chấn cho các em, hội tụ 
đông đảo các đối tượng HS tham gia vui - học một cách nhiệt tình, trách nhiệm, 
hòa hợp và thân thiện. Xóa dần được ranh giới giữa HS khá giỏi và HS yếu kém, 
HS các dân tộc với nhau, HS con nhà giàu và HS có gia cảnh khó khăn, 
 Từ những cơ sở, nhận thức nêu trên, cộng thêm những kinh nghiệm mà bản 
thân đã tích lũy được trong những năm học qua. Tôi xin được đóng góp một số 
kinh nghiệm tổ chức các trò chơi trong các tiết dạy học môn toán thông qua sáng 
kiến: “Nâng cao kĩ năng giải bài tập toán cho học sinh thông qua một số trò 
chơi”. 
 II. Mô tả giải pháp
 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến.
 Việc tổ chức các trò chơi trong quá trình dạy học môn toán đơn thuần chỉ là 
trò chơi để củng cố kiến thức, chưa tạo ra được môi trường thân thiện, không khí 
thoải mái, sự đoàn kết, tích cực, chủ động và kỹ năng làm việc cá nhân, làm việc 
theo nhóm cho HS.
 Nhiều khi trò chơi còn ồn ào gây ảnh hưởng đến các lớp khác, còn ít loại 
trò chơi, chưa đa dạng. Chưa bố trí thời gian hợp lí trong 1 tiết học, nhiều khi trò 
chơi còn chiếm nhiều thời gian.
 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến.
 2.1. Cách tổ chức trò chơi trong tiết dạy học Toán:
 a) Những điều cần thiết khi tổ chức trò chơi trong tiết dạy Toán: GV bộ 
môn là người đóng vai trò hướng dẫn, là trung tâm thu hút HS tham gia, và là 
trọng tài của các trò chơi. Do vậy GV cần lưu ý một số vấn đề sau: 
 - GV phải có phong thái chững chạc, nghiêm túc nhưng lại hết sức vui vẻ, 
gần gũi, hòa đồng với các em. - Nhờ sự “Chung sức” của mỗi đội chơi, nhất là sự đóng góp, diễn giải của 
những HS tích cực, HS khá - giỏi, các em HS trung bình, yếu, kém sẽ có thêm 
cơ hội để nắm bắt kiến thức đã học, có cơ hội để lấy điểm về mình nếu các em 
làm khá đạt yêu cầu. 
 b) Chuẩn bị: 
 - GV chuẩn bị sẵn ở nhà một số bài toán và đáp án có nội dung liên quan 
đến tiết dạy. Đề toán và đáp án được viết lên những tấm bìa cứng hình chữ nhật 
hoặc hình các bông hoa có gắn nam châm hoặc keo hai mặt. 
 - HS chuẩn bị bảng nhóm, bút lông. 
 c) Cách chơi: 
 - GV gắn các miếng giấy cứng có ghi đề bài và đáp án lên bảng (Không 
tuân theo một thứ tự nào cả). 
 - Cho các đội thảo luận, trao đổi 4 phút. 
 - Bốc thăm chọn ra 2 đội chơi. 
 - Khi có hiệu lệnh của GV, lần lượt từng thành viên của 2 đội lên bảng 
ghép đề bài và đáp án tương ứng vào phần bảng của đội mình (Cứ em này về 
chỗ thì em khác mới được lên bảng). 
 - Sau 3 phút, GV ra hiệu lệnh dừng cuộc chơi. GV và cả lớp cùng chấm, 
đội nào có cặp đề bài - đáp án chính xác và nhiều hơn thì đội đó sẽ chiến thắng. 
 d) Ví dụ: Khi xong dạy bài: “Lũy thừa của một số hữu tỉ” (Đại số lớp 7), 
 2 3 2
 1 1 0 1 
GV có thể cho nội dung chơi gồm các bài tập tính: ; ; (-5,5) ; 1 ; 
 2 2 3 
 1 1 16
(-3)2.(-3); 58:56 và các đáp án tương ứng là: ; ; 1; ; -27; 25. 
 4 8 9
 2.2.2. Trò chơi “Thử tài thông minh”: 
 a) Mục đích: 
 - Rèn luyện óc tư duy , sáng tạo, kích thích niềm đam mê học tập cho HS. 
 - Thực tế hóa kiến thức vừa học, thông qua những bài toán có hình ảnh trực 
quan sinh động. 
 b) Chuẩn bị: 
 - GV chuẩn bị một số yêu cầu cần thiết ghi sẵn lên bảng phụ. 
 - HS chuẩn bị bảng nhóm, bút lông. 
 c) Cách chơi: 
 - Sau tiết dạy, GV đưa nội dung cần chơi lên bảng (Nên chọn các bài toán 
có hình ảnh, hoặc có mẹo nhỏ). 
 - HS các đội hội ý trong 3 phút. 
 - Cho các đội cử người lên bảng (hoặc đứng tại chỗ) đưa ra đáp án của đội 
mình. 
 - GV đưa ra đáp án để quyết định sự thắng thua của các đội. 
 d) Ví dụ: 
 Khi dạy bài: “Phép trừ và phép chia” (Số học 6), GV có thể đưa ra một bài 
toán như: Thầy (cô) có 4 viên phấn trong hộp, các em hãy chia đều cho 4 bạn, 
mỗi bạn một viên, làm sao để trong hộp vẫn còn 1 viên? Bài toán này làm cho 
HS tò mò, hiếu động, đưa ra nhiều cách giải ngộ nghĩnh, có em hồ nghi bài toán 
cho đề sai,Khi thấy GV thực hiện bằng cách chia cho 3 em đầu mỗi em 1 viên Khi dạy bài: “Số vô tỉ. Khái niệm về căn bậc hai” (Đại số 7), GV có thể 
cho các đội thực hiện trò chơi “Cùng leo núi” với các bài toán có nội dung được 
sắp xếp như sau:
 114 =
 9 = 16 =
 25 49
 49 64 = 36 81 =
 36 = 25 =
 4 = 9 =
 Đội A Đội B
 2.2.5. Trò chơi “Ai thấy sai chỉ giúp?”:
 a) Mục đích: 
 - Thông qua việc suy nghĩ, lập luận để tìm ra chỗ sai của một bài toán đã 
được giải sẵn, HS sẽ hiểu chắc, hiểu sâu kiến thức đã học. 
 - Khơi dậy một cách mạnh mẽ khả năng tích cực, tư duy của HS. 
 b) Chuẩn bị: 
 GV chuẩn bị sẵn một số bài toán có lời giải sai ở một vài bước trên bảng 
phụ (bố trí những chỗ sai mà HS thường hay mắc phải). 
 c) Cách chơi: 
 - Tùy lúc thích hợp của tiết học, GV đưa bài toán có lời giải như đã nói ở 
trên lên bảng chính.
 - Các đội hội ý trong 3 phút để truy tìm ra chỗ chưa chính xác của bài giải. 
 - Đội chiến thắng là đội tìm ra trước những chỗ sai và giải lại chính xác.
 d) Ví dụ: 
 - Khi dạy bài: “Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai” (Đại số 
9), GV có thể đưa ra lời giải của một bài toán rút gọn như sau: 
 2
 A = x2 2x 1; x 1
 x 1
 2 2
 A = x 1 
 x 1
 2
 A = x 1 2
 x 1
 Cho HS các đội cùng nhau bàn bạc, trao đổi để tìm ra những chỗ sai của bài 
toán trên. 
 - Hoặc khi dạy bài: “Một số hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác 
vuông” (Hình học 9), GV yêu cầu HS các đội cùng nhau mổ xẻ, tranh luận để 
tìm ra chỗ chưa chính xác của lời giải bài toán dưới đây: Tìm x; y trong hình vẽ 
sau: 
 A
 8
 6
 B x y C
 H (Trò chơi này thực hiện được với hầu hết các tiết dạy). 
 2.2.8. Trò chơi “Ai nhanh hơn?”: 
 a) Mục đích: 
 - Đây là trò chơi tôi luyện tính nhanh nhẹn, khẩn trương khi làm toán. 
 - Lôi cuốn các em cùng thi đua học tập một cách hăng say, hòa hợp. 
 b) Chuẩn bị: 
 - GV chuẩn bị một số bài toán hay trên bảng phụ. 
 - Các đội mang bảng nhóm, bút lông. 
 c) Cách chơi: 
 - GV đưa ra đề bài. 
 - Thành viên các đội hợp tác giải nhanh chóng, trình bày vào bảng nhóm, 
khẩn trương đưa lên bảng chính.
 - GV chọn ra 3 đội lên bảng nhanh nhất, xem xét chấm điểm và sắp xếp 
theo thứ tự 1, 2, 3 cho các đội đó. 
 (Trò chơi này có thể thực hiện được với đại đa số các tiết dạy). 
 2.2.9. Trò chơi “Từ điển Hán Việt”: 
 a) Mục đích: 
 Giúp HS tìm tòi, hiểu được một cách tương đối các từ Hán Việt quan trọng 
có trong bài học, từ đó các em nắm được mục tiêu của bài học tường tận hơn, 
vui thích học môn Toán hơn. 
 b) Chuẩn bị: GV lọc sẵn những từ Hán Việt quan trọng của bài ghi lên bảng 
phụ. 
 c) Cách chơi: 
 - Khi dạy các tiết toán có chứa các từ Hán Việt quan trọng cần làm rõ 
nghĩa, GV đưa các từ Hán Việt đó lên bảng, yêu cầu các đội họp các thành viên 
mình lại để giải nghĩa, ghi lên bảng nhóm. 
 - Các đội đưa bảng nhóm gắn lên bảng lớp, GV lần lượt kiểm tra, sửa sai 
cho từng đội. 
 - Đội nào làm rõ nghĩa, sát nghĩa hơn đội đó sẽ giành thắng lợi trong trò 
chơi này. 
 d) Ví dụ: 
 - Khi dạy bài: “Quy đồng mẫu nhiều phân số” (Số học 6), các đội chơi cần 
tập trung giải rõ nghĩa thế nào là: “Quy đồng mẫu” (đưa về cùng mẫu).
 - Hoặc khi dạy bài: “Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn” 
(Hình học 9), GV cho HS làm rõ nghĩa cụm từ “Tiếp tuyến”, “Tiếp điểm” (đối 
với chương trình toán THCS, tạm dịch: “Tuyến” là đường thẳng, “Tiếp” là tiếp 
xúc). 
 2.2.10. Trò chơi “Nhà sáng tạo trẻ”: 
 a) Mục đích: Kích thích tính tư duy, sáng tạo, ham học của HS.
 b) Chuẩn bị: HS chuẩn bị bảng nhóm, bút lông. 
 c) Cách chơi: 
 - Để củng cố kiến thức bài dạy, GV cho HS giải một số bài tập đơn giản 
liên quan, sau đó yêu cầu các đội đặt một bài toán có nội dung tương tự bài tập 
đã giải.
 - GV xem xét, kiểm định đề toán của các đội, rồi đưa ra kết luận đội nào 
thắng cuộc. Tác giả sáng kiến 
 (Ký tên)

File đính kèm:

  • docbao_cao_sang_kien_nang_cao_ky_nang_giai_bai_tap_toan_cho_hoc.doc