Báo cáo Sáng kiến Áp dụng dạy học tích hợp trong môn Vật lý THCS

docx 34 trang sklop8 23/08/2024 270
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Sáng kiến Áp dụng dạy học tích hợp trong môn Vật lý THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo Sáng kiến Áp dụng dạy học tích hợp trong môn Vật lý THCS

Báo cáo Sáng kiến Áp dụng dạy học tích hợp trong môn Vật lý THCS
 PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG
 TRƯỜNG THCS HOÀNG LÂU
HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP 
 TỈNH NĂM HỌC 2018-2019
 Tên sáng kiến: “Áp dụng dạy học tích hợp trong môn Vật lý THCS”
 Tác giả sáng kiến: Hà Thị Thu Hương
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị: THCS Hoàng lâu, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.
 Hồ sơ bao gồm:
 1. Giấy chứng nhận sáng kiến cấp cơ sở;
 2. Đơn đề nghị sáng kiến cấp tỉnh;
 3. Tờ trình đề nghị công nhận sáng kiến cấp tỉnh;
 4. Báo cáo kết quả nghiên cứu, ứng dụng sáng kiến.
 Tam Dương, năm 2019 huy động tổng hợp các kiến thức và kĩ năng từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Không 
phải ngẫu nhiên mà hiện nay đang ngày càng xuất hiện các môn khoa học “liên 
ngành” hơn nữa, trong quá trình phát triển của khoa học và giáo dục, nhiều kiến 
thức, kĩ năng chưa hoặc chưa cần thiết trở thành một môn học trong nhà trường, 
nhưng lại rất cần chuẩn bị cho học sinh để các em có thể đối mặt với những thách 
thức của cuộc sống. 
 Tuy nhiên thực trạng đáng buồn là hiện nay có nhiều học sinh không thích học 
vật lý vì tính trừu tượng, khô khan và đặc biệt các em dễ nản khi gặp bài tập tính 
toán đòi hỏi sử dụng kiến thức Toán học để giải. Tình trạng này do nhiều nguyên 
nhân, theo tôi trong đó có nguyên nhân do giáo viên có phương pháp dạy học chưa 
phù hợp, chưa tích cực đổi mới phương pháp khiến học sinh tiếp thu kiến thức một 
cách thụ động, có lý thuyết mà không có thực hành, không được vận dụng vào thực 
tiễn. Giáo viên chưa có sự vận dụng linh hoạt, chưa có sự gắn kết kiến thức giữa 
các môn học. Giáo viên chưa hiểu rằng khi các em càng được vận dụng vào thực 
tiễn thì các em tiếp thu kiến thức càng dễ dàng và nhớ lâu. Đặc biệt hơn nữa khi 
hiện nay có nhiều giáo viên vẫn còn chưa hiểu rõ mục đích, cách thức của tích hợp 
liên môn trong công tác dạy học không chỉ ở bộ môn Vật lý mà đối với cả các môn 
học khác, hoặc đã áp dụng nhưng chưa hiệu quả, điều này đã làm hạn chế rất nhiều 
những ưu điểm của dạy học tích hợp.
 Từ các lý do nêu trên, tôi nhận thấy sự cần thiết phải tích hợp giáo dục các kiến 
thức và kĩ năng cho học sinh thông qua các môn học. Vì vậy tôi chọn đề tài “Áp 
dụng dạy học tích hợp trong môn Vật lý THCS” nhằm đưa ra các giải pháp tích hợp 
các môn học vào bộ môn Vật lý, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, giúp 
học sinh có hứng thú hơn với bộ môn Vật lý THCS. Từ đó vận dụng vào giải quyết 
các vấn đề trong thực tiễn. 
2. Tên sáng kiến: 
 ÁP DỤNG DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG MÔN VẬT LÝ THCS
3. Tác giả sáng kiến: 
 - Họ và tên: hà Thị Thu Hương
 - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THCS Hoàng Lâu – Tam Dương – 
Vĩnh Phúc +Cơ sở vật chất:
-Thiết bị thí nghiệm thiếu và chất lượng kém làm ảnh hưởng lớn đến việc dạy học. 
-Với những chủ đề tích hợp mà học sinh có thể vận dụng tạo ra các sản phẩm là 
thiết bị hoặc máy móc, thì việc đầu tư nguyên vật liệu rất khó khăn, chủ yếu dùng 
các vật liệu tự kiếm, đơn sơ, hiệu quả không cao.
 7.1.2. Nội dung giải pháp:
 Để đạt hiệu quả cao trong việc thực hiện chủ đề tích hợp liên môn vào bộ môn 
Vật lý theo tôi cần thực hiện tốt các công việc sau:
 Bước 1. Lựa chọn chủ đề tích hợp
 Các kiến thức liên môn có thể nằm ở chương trình của các lớp khác nhau và 
đều có thể được lựa chọn để xây dựng thành các chủ đề dạy học tích hợp liên môn. 
 Căn cứ vào nội dung kiến thức và tùy vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, các ứng 
dụng trong thực tiễn từ đó giáo viên có thể xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn 
phù hợp thể hiện được nội dung tích hợp liên môn. Trên cơ sở các chủ đề tích hợp 
liên môn đã được xây dựng và thực hiện, giáo viên tiếp tục mở rộng xây dựng các 
chủ đề tích hợp liên môn trong toàn bộ chương trình các khối lớp. 
 Ví dụ: Ta có thể xây dựng một số chủ đề tích hợp ở mỗi khối như sau:
 Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9
Máy cơ đơn giản Sự truyền ánh sáng Áp suất Công suất
Sự nở vì nhiệt của Ứng dụng định luật Lực ma sát Điện năng- công 
chất khí truyền thẳng ánh của dòng điện
 sáng
Sự nở vì nhiệt của Gương cầu sự nổi Sử dụng an toán 
chất rắn và tiết kiệm điện
Một số ứng dụng Nguồn âm Đối lưu – bức xạ Mắt
của sự nở vì nhiệt nhiệt
................... ....................... .................. .............. các tài liệu như sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo của bộ môn định 
tích hợp sau đó trao đổi và học hỏi ở giáo viên bộ môn để hiểu rõ hơn về đơn vị 
kiến thức đưa vào tích hợp. Một số bộ môn thường có các kiến thức liên quan được 
sử dụng đề tích hợp trong môn Vật lý như: Hóa học, Sinh học, Địa lý, Công nghệ, 
Tin học, Toán học, Giáo dục công dân, Giáo dục bảo vệ môi trường, sử dụng năng 
lượng tiết kiệm và hiệu quả ... Nhiệm vụ của người giáo viên là phải biết chắt lọc, 
lựa chọn kiến thức để tích hợp sao cho đảm bảo đạt được mục tiêu đề ra, có tính 
thực tiễn, gần gũi với đời sống của các em mà không bị quá tải, chồng chéo. 
 Sau đây là một số ví dụ trong lựa chọn kiến thức tích hợp ở một số bộ môn:
1. Tích hợp môn Hóa học:
Bài 23: Đối lưu –Bức xạ nhiệt (Vật lý 8)
- Kiến thức liên quan: điều kiện phát sinh sự cháy
 + Đốt nóng đến nhiệt độ cháy.
 + Phải có đủ oxi cho sự cháy.
Từ đó giải thích được một số hiện tượng như tại sao ở nhà bếp, các nhà máy, xí 
nghiệp phải xây dựng các cột khói, đèn dầu phải có chụp đèn...
- Trong xây dựng nhà cần có nhiều cửa sổ hoặc có các hệ thống thông gió, không 
khí lưu thông cho con người có đủ ô xi để con người hô hấp.
Bài 19: Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện (lớp 9)
- Tia lửa điện có tác dụng làm nhiễu sóng điện từ ảnh hưởng đến thông tin liên lạc 
hoặc gây ra các phản ứng hóa học (tạo ra các khí độc như: NO, NO 2, CO2,). Vì 
vậy, cần đảm bảo sự tiếp xúc điện thật tốt trong quá trình vận hành và sử dụng các 
thiết bị điện. Tia lửa điện truyền đến các vật liệu xốp, dễ cháy có thể gây ra hỏa 
hoạn.
Bài 22-23: Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lý của dòng điện 
(vật lý 7)
- Bước đầu làm quen với kí hiệu các nguyên tố hóa học và phương trình phản ứng 
hóa học, dòng điện gây ra các phản ứng điện phân và công thức hoá học của các 
khí thải độc hại trong sản xuất công nghiệp (CO2, CO, NO, NO2, SO2, H2S,). 
- Biết được môi trường điện li sẽ khiến cho kim loại bị ăn mòn (ăn mòn hóa học) 
và biện pháp bao bọc kim loại bằng chất chống ăn mòn hóa học . Ngoài ra hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học có lẫn trong hơi nước 
hoặc tích tụ dưới đáy ao hồ, đại dương... khi nhiệt độ tăng, hơi nước bốc lên phân 
tán trong tự nhiên gây ảnh hưởng đến môi trường.
 2. Tích hợp Môn Công Nghệ:
 Bài 19: Sử dụng an toàn khi sử dụng điện
- Vận dụng được các biện pháp an toàn khi sử dụng điện.
- Vận dụng những kiến thức cơ bản nhất về sơ cứu người bị điện giật.
- Nêu được vai trò của sản xuất điện năng trong đời sống và sản xuất:
 +Điện năng là nguồn động lực, cung cấp năng lượng cho các dụng cụ và 
thiết bị điện.
 +Sử dụng trong sinh hoạt và sản suất, thúc đẩy tăng năng suất lao động, phát 
 triển kinh tế, kỹ thuật, khoa học công nghệ.
-Biết được công dụng, cấu tạo và nguyên lý làm việc của cầu chì, aptomat. 
 +Giữ khoảng cách an toàn với đường dây cao áp và trạm biến áp.
 +Biết được một số biện pháp an toàn điện: Nối đất cho dụng cụ điện, dùng 
dây dẫn điện có vỏ bọc điện cách điện.
 Bài 23: Đối lưu – Bức xạ nhiệt
 HS biết lựa chọn trang phục có màu sắc phù hợp theo mùa:
+ Mùa hè nên chọn trang phục có màu sáng để giảm sự hấp thụ các tia nhiệt.
+ Mùa đông nên chọn trang phục màu sẫm để tăng sự hấp thụ các tia nhiệt.
 Các em biết mục đích của Trồng rừng và bảo vệ rừng từ đó tích cực trồng và 
chăm sóc cây xanh ở gia đình và nơi công cộng....
 HS biết được khi sử dụng hợp lý, tiết kiệm điện năng sẽ mang lại nhiều lợi 
ích cho cá nhân và cho cả xã hội từ đó đề ra một số biện pháp sử dụng thiết bị sử 
dụng thiết bị chạy năng lượng Mặt trời thay thế điện năng: bình nước nóng năng 
lượng mặt trời, gương cầu lõm sử dụng năng lượng Mặt trời, Pin Mặt trời....
3. Tích hợp Môn Địa Lý:
 Bài 22-23: Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lý của dòng 
 điện - Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên, tích cực trồng, chăm sóc cây xanh, 
không vứt rác bừa bãi, không xả nước bẩn ra môi trường...(khi dạy tích hợp về vấn 
đề bảo vệ môi trường).
- Rèn kỹ năng phân tích đánh giá mức độ nhận thức của học sinh (khi phân tích hậu 
quả của những việc làm của con người làm ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sự 
sống của con người và mọi sinh vật trên Trái đất).
5. Tích hợp Môn Toán học: 
HS rèn kỹ năng biến đổi toán học và áp dụng trong môn Vật lý.
Đặc biệt các bài tập định lượng như bài tập về lực đẩy ác si mét và điều kiện nổi 
của vật, bài tập về áp suất, bài tập về thấu kính
Học sinh vận dụng kiến thức về giải phương trình, bất đẳng thức, hệ phương trình, 
giải phương trình bậc hai, kiến thức về tam giác đồng dạng...
 Bước 4. Lựa chọn phương pháp dạy học, hình thức dạy học áp dụng, 
phương pháp kiểm tra đánh giá trong chủ đề
 * Về phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy học:
 + Giáo viên cần căn cứ vào đặc thù bộ môn, nội dung dạy học, mục tiêu cần 
đạt của chủ đề, căn cứ vào tình hình thực tiễn, điều kiện về cơ sở vật chất, trang 
thiết bị dạy học, đối tượng học sinh... để lựa chọn phương pháp, hình thức dạy học 
phù hợp.
- Một số phương pháp dạy học tích cực như: Phương pháp bàn tay nặn bột, phương 
pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp dạy học theo dự án,...
- Ví dụ: 
Chủ đề: Sự nổi có thể sử dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.
Chủ đề: Ứng dụng định luật truyền thẳng ánh sáng ta có thể lựa chọn phương pháp 
dạy học theo dự án.
Chủ đề: Đối lưu-bức xạ nhiệt áp dụng phương pháp dạy học nhóm – sử dụng kỹ 
thuật các mảnh ghép. 
Ngoài các phương pháp trên thì cần kết hợp linh hoạt giữa các phương pháp dạy 
học hiện đại với phương pháp dạy học truyền thống đề giờ dạy đạt hiệu quả.
 * Về kiểm tra đánh giá: Sau đây tôi xin trình bày một dự án mà bản thân tôi đã thực hiện “Áp dụng 
dạy học tích hợp trong môn vật lí THCS” năm học 2017 - 2018
 PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN DẠY HỌC CỦA GIÁO VIÊN
 MÔN VẬT LÝ 8
1. TÊN DỰ ÁN DẠY HỌC
 Bài 23: ĐỐI LƯU- BỨC XẠ NHIỆT
2. MỤC TIÊU BÀI DẠY.
 1. Kiến thức:
 1.1. Môn vật lý
- Nhận biết được dòng đối lưu trong chất lỏng và chất khí. Biết sự đối lưu xảy ra 
trong môi trường nào và không xảy ra trong môi trường nào. 
- Tìm được ví dụ thực tế về bức xạ nhiệt.
- Nêu được tên hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn, chất lỏng, chất khí, 
chân không.
 1.2. Môn Sinh học
Lớp 8: Bài 33: Thân nhiệt.
- Nắm được khái niệm thân nhiệt và các cơ chế điều hòa thân nhiệt.
- Hiểu thân nhiệt ổn định là do sự cân bằng giữa sinh nhiệt và tỏa nhiệt.
- Giải thích được cơ sở khoa học và vận dụng vào đời sống các biện pháp chống 
nóng, lạnh; đề phòng cảm nóng, cảm lạnh.
Lớp 6: Bài 23: Cây có hô hấp không?
Nhớ lại khái niệm đơn giản về hiện tượng hô hấp của cây.
 1.3. Môn hóa học:
Bài 42,43: Không khí, sự cháy.
- Biết sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng.
- Biết các điều kiện phát sinh sự cháy:
 + Đốt nóng đến nhiệt độ cháy.
 + Phải có đủ oxi cho sự cháy.
 1.4. Môn địa lý:
Lớp 6: Bài 17: Lớp vỏ khí.
 HS xác định được vị trí và đặc điểm của tầng đối lưu. Bài 2: Lựa chọn trang phục.
 Biết lựa chọn trang phục có màu sắc phù hợp theo mùa.
 2.5. Môn giáo dục công dân:
Lớp 6: Bài 7: Yêu thiên nhiên sống hòa hợp với thiên nhiên.
 Có hành động thiết thực thể hiện lòng yêu quý và bảo vệ thiên nhiên: Như 
biết trồng , chăm sóc, bảo vệ rừng, chăm sóc cây xanh ở trường, nơi ở.
 3. Thái độ
 3.1. Môn vật lý
- Cẩn thận, trung thực, hợp tác trong các hoạt động.
- Thái độ yêu thích các môn học, có ý thức vận dụng các kiến thức lĩnh hội được 
vào thực tiễn cuộc sống. Có ý thức trồng cây xanh và làm thoáng khí nhà ở
 3.2 Môn sinh học:
- Lớp 8: Bài 33: Thân nhiệt.
 Có ý thức bảo vệ môi trường bằng việc tự chăm sóc tốt cho bản thân, phòng 
tránh những ảnh hưởng do thời tiết gây ra ( Cảm nóng, cảm lạnh)
 3.3.Môn hóa học:
 Có ý thức bảo vệ môi trường bằng việc sử dụng các loại chất đốt thân thiện 
với môi trường, vận dụng kiến thức về đối lưu để có những biện pháp chống ô 
nhiễm môi trường.
 3.4. Môn địa lý:
 Có ý thức bảo vệ môi trường bằng việc sử dụng tết kiệm điện, sử dụng các 
dạng năng lượng tự nhiên, hạn chế sử dụng những loại nhiên liệu tạo chất thải gây 
hiệu ứng nhà kính.
 3.5. Môn GDCD:
 Có ý thức giữ gìn, bảo vệ thiên nhiên, ngăn cản kịp thời những hành động vô 
tình hoặc cố ý phá hoại môi trường tự nhiên, sâm hại đến cảnh quan thiên nhiên.
3. ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC
- Học sinh trường THCS Hoàng Lâu – Tam Dương - Vĩnh Phúc
 + Số lượng: 85 học sinh
 + Số lớp: 2 lớp
 + Khối lớp: Khối 8
 + Năm học: 2017-2018.

File đính kèm:

  • docxbao_cao_sang_kien_ap_dung_day_hoc_tich_hop_trong_mon_vat_ly.docx