Báo cáo Giải pháp Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh trường THCS Cổ Bi

doc 13 trang sklop8 04/07/2024 900
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo Giải pháp Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh trường THCS Cổ Bi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo Giải pháp Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh trường THCS Cổ Bi

Báo cáo Giải pháp Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh trường THCS Cổ Bi
 UBND HUYỆN GIA LÂM
 TRƯỜNG THCS CỔ BI
 ==============
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM, GIẢI PHÁP
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC 
 HỌC SINH TRƯỜNG THCS CỔ BI
 Lĩnh vực/ Môn: Quản lý
 Cấp học: THCS
 Tên tác giả: Phạm Thị Duyên
 Đơn vị công tác: Trường THCS Cổ Bi
 Chức vụ: Hiệu trưởng
 NĂM HỌC 2020-2021
 2/12
 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
 Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, đặt giáo dục ở vị trí hàng đầu trong 
định hướng phát triển con người. Xã hội, gia đình và nhà trường luôn xác định 
đầu tư cho giáo dục là “lãi” và vững bền nhất. Những công dân vừa có tài vừa có 
đức sẽ tạo dựng được một đất nước vững mạnh, có vị thế trên trường quốc tế.
 Tuy nhiên, thực tế cho thấy có nơi, có lúc chưa thực sự quan tâm, chưa có 
được những giải pháp hữu hiệu trong việc giáo dục đạo đức cho các em học sinh 
dẫn đến tình trạng chất lượng giáo dục đạo đức chưa đạt được kết quả như mong 
muốn. Thậm chí, số lượng và tính chất vi phạm đạo đức trong học sinh đã gây 
nhiều băn khoăn, lo lắng cho xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng. Đặc 
biệt, với các em học sinh THCS thì vấn đề này càng trở lên cấp bách hơn bao 
giờ hết do đây là thời điểm chuyển giao có nhiều thay đổi về tâm sinh lý lứa 
tuổi.
 Trước tình hình trên đòi hỏi nhà trường cần có những biện pháp tháo gỡ khó 
khăn để đẩy mạnh chất lượng giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng 
một cách toàn diện. Đây là nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang 
tính chiến lược lâu dài nhằm phát triển mang tính vững bền của nhà trường. 
 Xuất phát từ những lí do như đã nêu trên, với vai trò là hiệu trưởng tôi luôn 
trăn trở tìm tòi những biện pháp phù hợp với thực tế của nhà trường để nâng cao 
chất lượng giáo dục đạo đức học sinh trường THCS Cổ Bi.
 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I. Cơ sở lý luận: 
 Trong những thành tựu của công cuộc đổi mới, Đảng ta ngày càng nhận 
thức sâu sắc hơn tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo. Ngày 15/6/2004, Ban 
Bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị 40-CT/TW về việc xây dựng, nâng cao 
chất lượng đội ngũ nhà giáo, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Phát triển giáo dục 
và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc 
đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để phát huy 
nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó 
nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nồng cốt, có vai trò quan 
trọng”. Trong sự phát triển như vũ bão của thời đại 4.0 hiện nay thì học sinh- 
đối tượng nhận tác động của giáo dục – luôn có được sự quan tâm đặc biệt của 
toàn xã hội với mong muốn các em không chỉ học tập tốt mà còn có đạo đức 
tốt để thực sự là những công dân vừa có đức vừa có tài. 
 Để thực hiện nhiệm vụ đó, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo 
viên là thực hiện nội dung Nghị quyết TW4 khóa VIII:“ Khâu then chốt đó là 4/12
 2. Các hoạt động của học sinh;
 3. Trao đổi với các đồng chí trong câu lạc bộ quản lý của huyện.
 VI. Thực trạng công tác giáo dục đạo đức của trường THCS Cổ Bi 
giai đoạn 2015-2019:
 1. Một vài nét về trường THCS Cổ Bi:
 - Địa điểm : thôn Vàng, xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm.
 - Quá trình thành lập: Trường THCS Cổ Bi tiền thân là trường cấp I, II Cổ 
Bi. Bước sang thời kì đổi mới, để phù hợp với thực tế phát triển, nhà trường đã 
được đổi tên thành trường THCS Cổ Bi và đến nay trường đã có bề dày lịch sử 
hơn 60 năm.
 - Tổ chức của nhà trường tính đến tháng 3/2021
 + Số HS: 767/19 lớp
 + Đội ngũ CB,GV,NV: 45; trong đó: BGH:02; GV:36; NV: 09 
 2. Thực trạng công tác giáo dục đạo đức của nhà trường giai đoạn 
2015-2019:
 2.1. Thực trạng công tác giáo dục đạo đức của nhà trường giai đoạn 
2015-2019:
 Hạnh kiểm Học sinh trong diện 
 Năm học
 T K TB Y Kém theo dõi
 2015 - 2016 87,84 10,9% 1,25 6,3%
 % %
 2016 - 2017 86,2% 12,5% 1,7% 4,8%
2017 - 2018 86,42 12,67 0,9% 5,0%
 % %
2018 - 2019 87,04 22,29 0,66 5,0%
 % % %
 - Tỉ lệ học sinh được xếp loại hạnh kiểm trung bình tuy có chiều hướng 
giảm nhưng thiếu tính ổn định.
 - Tỉ lệ học sinh được theo dõi trong “ sổ theo dõi học sinh chưa ngoan” 
còn khá cao và có học sinh ứng xử không phù hợp.
 - Tính tự giác của học sinh trong việc chấp hành nội quy chưa cao, có lúc 
còn mang tính hình thức.
 2.2. Nguyên nhân:
 - Từ phía CMHS: có những gia đình gặp nhiều khó khăn về kinh tế, một 
số gia đình có hoàn cảnh đặc biệt, số hộ cận nghèo và nghèo cao, một số CMHS 
mải làm ăn không có thời gian quan tâm tới con cái, một số khác lại chiều con, 
chưa có biện pháp giáo dục phù hợp. 6/12
 Chi ủy và chi bộ Đảng cần cụ thể hoá các nội dung, quán triệt sâu rộng đến 
các tổ chức chính trị, cán bộ đảng viên, đội ngũ giáo viên và nhân viên để tổ chức 
thực hiện. 
 Thường xuyên tiến hành kiểm tra việc thực hiện nghị quyết của cấp uỷ về 
giáo dục và đào tạo. Đưa nhiệm vụ này thành một tiêu chí để đánh giá xếp loại 
đảng viên.
 Thực hiện tốt công tác lãnh đạo quản lý các hoạt động của nhà trường, chỉ 
đạo thực hiện tốt kỉ cương hành chính.. Xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ 
nhà giáo
 Thực hiện phân công trách nhiệm cụ thể trong BGH, phân công chuyên 
môn đáp ứng với yêu cầu thực tế. Thực hiện tốt Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư 
(khoá IX) về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo. 
 Ban giám hiệu cần thường xuyên rà soát, bổ sung và hoàn chỉnh các văn 
bản nội bộ (dựa trên các văn bản hướng dẫn của nhà nước, của ngành) để cụ thể 
hóa thành các quy định, các tiêu chuẩn cho cán bộ giáo viên thực hiện nhằm xây 
dựng tốt nề nếp, kỷ cương; gây dựng được tinh thần đoàn kết, cộng đồng trách 
nhiệm trong nhà trường. Xây dựng tác phong làm việc nghiêm túc, khoa học 
trong đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên, nhân viên nhà trường và lấy 
đó làm tấm gương cho học sinh noi theo.
 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và của ban giám hiệu trong việc thực 
hiện tốt công tác cải cách hành chính nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, chỉ đạo; 
cải tiến công tác quản lý điều hành, thực hiện mối liên hệ thường xuyên thống 
nhất giữa chi bộ và Ban giám hiệu, giữa BCH Công đoàn và Ban giám hiệu, 
giữa Đoàn TN và BGH, giữa Đội TNTP Hồ Chí Minh và BGH. Để thực hiện 
được các mục tiêu trên cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
 - Ban giám hiệu phải tạo dựng được uy tín cao trong nhà trường.
 - Phân công chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm rõ ràng cho từng thành 
viên thông qua tập thể ngay từ Hội nghị CBCCVC đầu năm.
 - Xây dựng tác phong làm việc nghiêm túc, khoa học, có kế hoạch chi tiết 
từng tuần, từng tháng; rõ nội dung và người thực hiện cũng như kiểm tra; triển 
khai kế hoạch đảm bảo tiến độ và chất lượng.
 Xác định rõ công tác giáo dục đạo đức học sinh cần được thường xuyên 
thực hiện, tuy nhiên ở vào những cột mốc, thời điểm quan trọng mang tính sự 
kiện thì cần xây dựng các nội dung hoạt động có trọng điểm nổi bật ( chào 
mừng năm học mới, ngày phụ nữ Việt Nam, ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày 
thành lập quân đội, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, thành lập Đoàn TNCS 
Hồ Chí Minh, thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh...) 8/12
năng sư phạm rất đa dạng gồm: những kỹ năng triển khai hoạt động dạy học và 
giáo dục; những kỹ năng nhận thức và kỹ năng nghiên cứu khoa học; những kỹ 
năng hoạt động xã hội; những kỹ năng tự học, lập kế hoạch, so sánh, đối chiếu, 
ghi chép tài liệu 
 5. Tăng cường công tác quản lý giáo dục học sinh:
 Tích cực tổ chức các hoạt động ngoại khóa để tăng cường kĩ năng sống 
cho HS thông qua các hoạt động của Đội thiếu niên, Đoàn TN, các GVCN giáo 
dục đạo đức, tác phong, truyền thống cho học sinh trong các buổi sinh hoạt lớp, 
sinh hoạt Đội và các buổi chào cờ. Tổ chức tốt các ngày lễ lớn trong năm nhằm 
giáo dục học sinh phát triển một cách toàn diện.
 Tổ chức các hình thức hoạt động phong phú nhằm giáo dục học sinh 
thông qua nội dung mà các em được trực tiếp tham gia tương tác như: “ An ninh 
an toàn khi tham gia môi trường mạng”, “ Điều em muốn nói”...
 Xây dựng nội quy học sinh mang tính khả thi cao, các quy định phù hợp 
với thực tế như: sau 3 phút mà không thấy giáo viên vào lớp thì lớp trưởng báo 
cáo về BGH, học sinh ra khỏi cổng trường muộn nhất là sau 15 phút tan học...
 Tiến hành đánh giá phân loại học sinh thật tốt để tiến hành giáo dục phù 
hợp với đối tượng.
 6. Tăng cường sự phối kết hợp với các lực lượng giáo dục trong xã hội
 Liên hệ chặt chẽ với Ban đại diện cha mẹ học sinh, CMHS và UBND xã 
Cổ Bi trong việc giáo dục học sinh. 
 Công an xã: thực hiện giáo dục, răn đe phòng chống bạo lực; y tế xã: phối 
kết hợp tuyên truyền, giáo dục phòng chống tệ nạn; xã Đoàn: tập hợp, thu hút 
học sinh vào các hoạt động bổ ích.
 Có biện pháp cương quyết đối với những học sinh cá biệt, vi phạm kỷ 
luật.
 Liên hệ chặt chẽ với Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh, chính quyền địa 
phương cùng phối hợp vận động học sinh đi học đều, ham học, tránh hiện tượng 
học sinh bỏ học.
 7. Xây dựng khối đoàn kết, cộng đồng trách nhiệm trong tập thể sư 
phạm:
 Đoàn kết trong tập thể sư phạm vừa tạo nên sức mạnh của tập thể vừa là 
nhiệm vụ tâm lý xã hội đặc biệt quan trọng của người quản lý. Đoàn kết trong 
tập thể sư phạm có tác dụng nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, ngược lại 
một tập thể không có sự đoàn kết thống nhất sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín 
và hiệu quả giáo dục của nhà trường. 10/12
 Thành lập tổ tư vấn tâm lý, xây dựng kế hoạch cụ thể, phù hợp với thực tế 
nhà trường. Tổ tư vấn kịp thời nắm bắt các đối tượng học sinh cần giúp đỡ và xử 
lý hiệu quả các tình huống.
 10. Thực hiện tốt công tác thi đua, động viên đội ngũ giáo viên; khen 
thưởng học sinh:
 Dùng phong trào thi đua làm động lực thúc đẩy mọi hoạt động trong nhà 
trường, trong đó có công tác giáo dục đạo đức học sinh. Đối với đội ngũ giáo 
viên, việc BGH, công đoàn nhà trường tổ chức thi đua ngoài việc thúc đẩy ý 
thức tự rèn luyện và tự giác rèn luyện của giáo viên còn là thông qua các đợt thi 
đua, lãnh đạo nhà trường còn có căn cứ để đánh giá một cách chính xác, công 
bằng, khách quan về phẩm chất đạo đức, về năng lực công tác và thành tích của 
giáo viên.
 Nhà trường thành lập ban thi đua theo điều lệ trường phổ thông và có kế 
hoạch hoạt động cụ thể hàng tháng. Theo dõi chính xác, đánh giá đúng và khen 
thưởng, động viên kịp thời những CBGVNVvà học sinh có thành tích tốt. Thực 
hiện đúng Luật Thi đua khen thưởng của Bộ Giáo dục và đào tạo, hướng dẫn về 
thi đua khen thưởng của Sở Giáo dục và đào tạo và quy chế nội bộ của nhà 
trường đã đề ra. 
 Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đối với giáo viên, nhân viên. Có 
chế độ hỗ trợ khó khăn cho những giáo viên có hoàn cảnh đặc biệt, học sinh có 
hoàn cảnh khó khăn. CBGVNV và học sinh được khen thưởng theo tháng, theo 
đợt, theo kì, theo năm, được tạo điều kiện, được tạo cơ hội. 
 Đáp ứng những nhu cầu hợp pháp, chính đáng của giáo viên: nhu cầu cơ 
bản (nghỉ ngơi và các điều kiện sinh hoạt cho giáo viên). Xây dựng quy chế chi 
tiêu nội bộ một cách khoa học, đúng mục đích. 
 Xây dựng chỉ tiêu thi đua chi tiết và thật cụ thể và xét thi đua thật dân chủ 
công bằng và công khai. Kết quả thi đua được đưa vào xếp loại viên chức. Thực 
hiện khen thưởng kịp thời những cá nhân, tập thể CBGVNV và học sinh có 
thành tích cao.
 Thực hiện đăng ký thi đua ngay từ đầu năm học, ký cam kết thi đua giữa 
Hiệu trưởng và Chủ tịch công đoàn tại hội nghị CBCCVC đầu năm cũng như 
theo đơn vị lớp đối với học sinh.
 Xử lý nghiêm những trường hợp giáo viên vi phạm quy chế chuyên môn, 
vi phạm đạo đức nhà giáo; những học sinh vi phạm nội quy.
 VIII. Kết quả:
 Bằng việc áp dụng một cách nghiêm túc các giải pháp cơ bản được nêu 
trên, Nhà trường đã đạt được nhiều kết quả khả quan, đáng khích lệ , cụ thể:

File đính kèm:

  • docbao_cao_giai_phap_nang_cao_chat_luong_giao_duc_dao_duc_hoc_s.doc