Báo cáo Biện pháp rèn luyện kỹ năng viết tiếng Anh cho học sinh khối 8 thông qua hình thức hồ sơ bài tập
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo Biện pháp rèn luyện kỹ năng viết tiếng Anh cho học sinh khối 8 thông qua hình thức hồ sơ bài tập", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo Biện pháp rèn luyện kỹ năng viết tiếng Anh cho học sinh khối 8 thông qua hình thức hồ sơ bài tập
MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài 1 II. Mục đích nghiên cứu 1 III. Đối tượng nghiên cứu 1 IV. Phương pháp nghiên cứu 1 B. PHẦN NỘI DUNG Chương I: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 1.1. Các yếu tố cơ bản trực tiếp tác động đến hiệu quả của tiết dạy viết 2 1.2. Khái niệm Hồ sơ bài tập 2 Chương II: Thực trạng trình độ viết tiếng Anh của học sinh khối 8 tại trường THCS Lý Thường Kiệt 2.1. Ưu điểm 2 2.2. Tồn tại 3 2.3. Số liệu 3 Chương III: Biện pháp rèn luyện kỹ năng viết tiếng Anh cho học sinh khối 8 thông qua hình thức hồ sơ bài tập 3.1. Những yêu cầu để áp dụng Hồ sơ bài tập vào nâng cao kỹ năng viết 3 tiếng Anh 3.1.1. Chuẩn bị 3 3.1.2. Tiến hành 4 3.2. Gợi ý lập dàn bài và phát triển ý cho các dạng bài viết tiếng Anh 4 3.2.1. Sắp xếp ý 4 3.2.2. Phát triển ý 5 3.2.3. Sử dụng các từ nối 6 3.3. Gợi ý thiết kế nội dung Hồ sơ bài tập 6 C. PHẦN KẾT QUẢ 1. Kết quả 8 2. Bài học kinh nghiệm 8 D. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận 10 2. Khuyến nghị 10 TÀI LIỆU THAM KHẢO B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Các yếu tố cơ bản trực tiếp tác động đến hiệu quả của tiết dạy viết Với phương pháp dạy học mới, tích cực thì giáo viên đóng vai trò chỉ đạo, điều khiển học sinh hoạt động trong giờ học. Để hình thành và phát triển kỹ năng viết của học sinh chúng ta cần đảm bảo những nguyên tắc sau: - Coi viết là một trong những phương thức giao tiếp chứ không phải chỉ là việc sử dụng đúng cấu trúc ngữ pháp. Chọn và sử dụng linh hoạt các kỹ thuật dạy viết phù hợp với từng nội dung bài dạy. - Phân tích cấu trúc các dạng bài viết. Bắt đầu qúa trình dạy và học kỹ năng viết bằng những bài viết mẫu, những bài tập có kiểm soát, có hướng dẫn và cuối cùng là viết tự do. - Luôn đảm bảo tính mục đích của bài viết, nghĩa là học sinh phải biết mình viết cái gì, để làm gì và viết cho ai. Giúp học sinh hình thành khả năng tư duy, lên ý tưởng cho bài viết. - Tạo cho học sinh càng nhiều cơ hội viết càng tốt. Viết là kỹ năng chỉ có thể được hình thành và phát triển thông qua luyện viết. - Bài viết cần gắn với nội dung hay chủ đề của bài học nhằm mục đích tích hợp các kỹ năng ngôn ngữ và tạo thêm cơ hội cho học sinh luyện tập cách sử dụng từ, cấu trúc ngữ pháp và các chức năng ngôn ngữ cụ thể. 1.2. Khái niệm Hồ sơ bài tập Khái niệm hồ sơ bài tập đã có từ rất lâu, với mục đích để tóm tắt thành tích của học sinh, bao gồm khả năng, kiến thức, kỹ năng và thái độ của học sinh. Nhà ngôn ngữ học Patricia L. Rieman và Jeanne Okrasinski (2000) nói rằng hồ sơ bài tập là một công cụ đánh giá cho phép người tạo ra bước tiến tốt nhất của mình và ghi lại những kiến thức và kỹ năng đã qua quá trình học tập. Trong nghiên cứu này, hồ sơ bài tập bao gồm những bài tập viết theo chủ đề trong sách giáo khoa, do giáo viên gửi cho học sinh để luyện tập thêm ở nhà. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TRÌNH ĐỘ VIẾT TIẾNG ANH CỦA HỌC SINH KHỐI 8 TẠI TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT 2.1. Ưu điểm Mặc dù có những điều kiện khách quan và chủ quan ảnh hưởng trực tiếp trong quá trình giảng dạy nhưng chúng tôi đã biết khắc phục vượt lên những khó khăn trước mắt, từng bước nâng cao chất lượng giờ dạy viết môn tiếng Anh nhằm đáp ứng mục đích chương trình SGK mới. 2.1.1. Về phía giáo viên: - Đã tiếp cận sử dụng tương đối tốt các kỹ thuật dạy học đặc trưng , kỹ thuật dạy viết và chủ động với cách thức tổ chức một tiết dạy viết. - Phối hợp khá linh hoạt các kỹ thuật dạy học. 2.1.2. Về phía học sinh: - Học sinh đã được quen dần với kỹ năng viết. 2/10 Name:...Class:Date. PEER -CHECK My mate: . Writing task: .. Things I enjoyed about the writing: Questions I have after reading: 3.1.2. Tiến hành: • Giáo viên giao phần bài tập viết cho học sinh sau khi đã hướng dẫn trên lớp. • Học sinh được yêu cầu viết bản đầu tiên (version 1). Đây được coi là bản nháp, để học sinh phát triển ý tưởng và trình bày theo hướng dẫn. • Học sinh tiếp tục sử dụng phiếu My Editing Checklist (phiếu tự đánh giá) để kiểm tra đánh giá lại bản viết đầu tiên. • Học sinh dựa vào bản My editing checklist để tự chữa lại những lỗi văn phong cơ bản và cách thức sắp xếp ý tưởng trong bài viết. • Học sinh trao đổi bài viết với bạn cùng lớp, và nhận xét đánh giá bài viết của bạn. • Học sinh viết bản thứ hai (version 02), khắc phục những lỗi đã được phát hiện. • Giáo viên thu lại bài và nhận xét. • Học sinh viết bản thứ ba (version 03). Đây là bản hoàn chỉnh cuối cùng. • Học sinh lưu bài và phiếu đánh giá vào hồ sơ bài tập. 3.2. Gợi ý lập dàn bài và phát triển ý cho bài viết tiếng Anh Với các yêu cầu viết khác nhau, dàn bài và cách phát triển ý cũng sẽ khác nhau. Vì vậy, việc giáo viên cần làm trước hết là hướng dẫn học sinh cách phát triển ý cũng như lập dàn bài sao cho chặt chẽ và mạch lạc. Kỹ năng này cũng sẽ được rèn luyện trong quá trình học sinh làm hồ sơ bài tập. 3.2.1. Sắp xếp ý Giáo viên hướng dẫn học sinh cấu trúc một bài viết luận cơ bản gồm 3 phần và sự phân chia số lượng câu cho mỗi phần cần có sự hợp lý: •Ở phần mở bài: gồm 1-2 câu giới thiệu: ý kiến, quan điểm hoặc những gì sẽ được trình bày ở thân bài phải được nêu rõ ở mở bài và 1 câu dẫn vào thân bài. •Ở phần thân bài: các ý tưởng bổ sung cho 1 quan điểm nào đó phải được nêu ra rõ ràng. Để làm được điều đó, quan điểm cần có phần giải thích và minh chứng (supporting ideas and examples). Mỗi ý tưởng trong thân bài sẽ có dạng: câu chủ đề (topic sentence) câu giải thích cho câu chủ đề (supporting ideas) minh chứng cho câu chủ đề hoặc tiếp tục giải thích (examples) 4/10 - Advantages: + Provides a flexible timing schedule and less expense learning for students. + Gives a great opportunity for learners to gain skills and improve their knowledge level. - Disadvantages: + Gives more emphasis on the theoretical part of learning, there is less teacher-student interaction. + Makes students feel boring, they want to spend time on video games or other activities. 3.2.3. Sử dụng các từ nối Để bài viết chặt chẽ và mạch lạc hơn, giáo viên rèn học sinh sử dụng từ nối trong các bài tập viết ở hồ sơ bài tập. Những từ nối này giúp chuyển từ ý tưởng này sang ý tưởng khác hoặc chuyển từ ý giải thích thứ nhất sang ý giải thích thứ hai (của cùng 1 ý tưởng). Các từ nối đó được phân theo một số nhóm cụ thể như sau: - Để thêm ý, thêm thông tin: In addition, moreover, furthermore. - Để chỉ sự đối lập tương phản: On the other hand, in contrast, however, although, in spite of, despite.. - Để đưa ra kết quả: Consequently, as a result, therefore.. - Để đưa ra ví dụ: For example, for instance . Ví dụ 1: John had prepared carefully for the interview. He got the job. John had prepared carefully for the interview. Consequently, he got the job. Ví dụ 2: I like travelling. I haven’t had time to go recently. Although I like travelling, I haven’t had time to go recently. 3.3. Gợi ý thiết kế nội dung Hồ sơ bài tập Giáo viên thiết kế nội dung bài tập dựa theo chủ đề bài học. Trước hết giáo viên cần xác định trọng tâm của bài học, và loại hình ngữ pháp hay từ vựng muốn luyện. Sau đó, giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn ý bài viết. Với mỗi yêu cầu viết khác nhau, giáo viên đưa ra hình thức phát triển ý cho học sinh. Ví dụ, với chủ đề Pollution (Unit 7), giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách viết câu chủ đề (topic sentence), các ý bổ trợ (controlling ideas), và mở ý (supporting ideas). Độ dài giữa các đoạn cần có sự phân bố hợp lý. Ngoài chủ đề viết trong sách giáo khoa, giáo viên có thể mở rộng bằng cách liên hệ với thực tế và yêu cầu học sinh hoàn thành thêm một writing task khác. Ví dụ, với chủ đề Communication (Unit 10), nội dung yêu cầu bài viết trong sách giáo khoa là: “Write an email to your teacher to submit the group homework”, giáo viên có thể thay đổi hoặc yêu cầu viết thêm: “Write an email to the teacher to ask for information for group project.”. Những chủ đề liên quan đến thực tế sẽ giúp học sinh mở rộng vốn từ và kiến thức xã hội hơn nữa. 6/10 C. PHẦN KẾT QUẢ Sau khi áp dụng thành công đề tài này bản thân tôi đã gặt được những kết quả đáng kể và những kinh nghiệm quý báu cho bản thân như sau: 1. Kết quả sau khi áp dụng giải pháp. Kết quả bài kiểm tra Post-test như sau: SS G K TB Y K Lớp 8A1+ 8A2 84 40% 45% 12% 3% 0% Học sinh có sự tiến bộ trong vận dụng từ vựng, ngữ pháp và kiến thức chủ đề vào bài viết. Phần lớn các em đã có thể hoàn thành những dạng viết ngắn, vừa sức và mở rộng thêm vốn từ liên quan đến chủ đề. Ngoài ra, học sinh còn ghi nhớ được một số cấu trúc diễn đạt hay. Cụ thể, với bài kiểm tra pre-test (trước khi áp dụng Hồ sơ bài tập), số học sinh đạt điểm giỏi chiếm 30%, khá 40%, trung bình 18%, yếu 10 % và kém 2%. Kết quả bài kiểm tra post-test (sau khi áp dụng Hồ sơ bài tập) có sự thay đổi nhẹ. Số học sinh đạt điểm giỏi tăng 10%, khá tăng 5%, trung bình giảm 6%, yếu giảm 7% và kém giảm xuống 0%. 2. Bài học kinh nghiệm Kỹ năng viết chỉ có thể được rèn luyện bằng chính cách luyện tập thường xuyên. Giáo viên đóng vai trò như người hướng dẫn học sinh cách phác thảo ý tưởng và diễn đạt lại bằng sự đa dạng hóa các cấu trúc ngữ pháp. Sự mạch lạc, chặt chẽ trong ý tưởng cùng với sự linh hoạt trong cấu trúc câu, sẽ khiến bài viết trở nên tốt hơn. Việc đưa hình thức hồ sơ bài tập vào rèn kỹ năng viết chính là cách để giúp học sinh vừa tự trau dồi, tìm tòi kiến thức về chủ đề viết, vừa tích lũy vốn từ vựng, và hình thành khả năng sắp xếp ý khi viết. Vậy, để hoàn thành một bài viết, học sinh cần từ vựng, kiến thức về chủ đề và cấu trúc ngữ pháp. Giáo viên có thể tham khảo thêm một số kinh nghiệm để cải thiện kỹ năng viết song song cùng hình thức hồ sơ bài tập: • Vận dụng kỹ năng nói vào kỹ năng viết. Hình thức vận dụng này thường được thể hiện trong dạng bài tập Multiple Choice và Complete the dialogue. • Vận dụng nhiều loại cấu trúc ngữ pháp vào một nội dung luyện tập như viết lại câu không thay đổi nghĩa. Example : Sentence transformation “ Why don’t we give a presentation about water and air pollution?”- said Mi . Reported Speech: Mi asked Gerund : Mi suggested 8/10 D. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Đối với các em học sinh nói riêng và người học ngoại ngữ nói chung, kỹ năng viết này cần phải được thường xuyên luyện tập dưới nhiều hình thức bài tập khác nhau và giáo viên cần lặp đi lặp lai thật nhiều lần các bước qui định của một bài viết để học sinh ghi nhớ. Giáo viên phải có một vốn từ vựng phong phú và kiến thức ngữ pháp thật vững vàng để giúp sửa bài viết cho học sinh, hướng các em viết đúng văn phong tiếng Anh, và luôn kết hợp dạy viết với các kỹ năng còn lại. Một trong số các biện pháp hiệu quả giúp học sinh cải thiện được kỹ năng viết đó là thông qua hình thức “hồ sơ bài tập”. Phương pháp này sẽ góp phần tạo hứng thú và sự tự tin cho học sinh, các em có thể tự luyện viết, tự đánh giá nhận xét, trao đổi với bạn bè, được giáo viên sửa lỗi và viết lại chủ đề sẽ giúp hình thành khả năng brainstorming ideas. Thông qua hình thức này giáo viên cũng dễ dàng quan sát được sự tiến bộ của học sinh trong kỹ năng viết để từ đó có kế hoạch phù hợp cho những nội dung học tập tiếp theo cho các em. 2. Khuyến nghị - Đối với học sinh: cần chủ động, tích cực trong việc lĩnh hội kiến thức, các em cần chuẩn bị kĩ bài trước khi có tiết học, và hoàn thành đầy đủ các nội dung bài học. - Đối với phụ huynh học sinh: cần đồng hành cùng giáo viên, luôn sát sao nhắc nhở các em thái độ học tập tích cực và nghiêm túc để đạt hiệu quả tốt - Đối với giáo viên: cần trang bị kiến thức vững vàng về các kỹ năng trong Tiếng Anh, đặc biệt là kỹ năng viết. Cố gắng vận dụng các phương pháp dạy học một cách linh hoạt, hỗ trợ, động viên học sinh kịp thời để các em có động lực trong học tập. - Đối với Phòng Giáo dục: tiếp tục có các tiết chuyên đề cấp Quận về kỹ năng dạy viết tiếng Anh. Trên đây là toàn bộ kinh nghiệm của tôi về việc nâng cao khả năng viết của học sinh. Phương pháp dạy kỹ năng này đã được đề cập tới nhiều trong những lần bồi dưỡng thay sách giáo khoa mới. Song với lòng nhiệt tình, say mê, ham học hỏi trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học, tôi mạnh dạn viết lên bản kinh nghiệm này để cùng tháo gỡ, chia sẻ những vướng mắc với đồng nghiệp trong sự nghiệp đổi mới phương pháp dạy học. Tôi rất mong sự đóng góp của các đồng nghiệp để bản kinh nghiệm của tôi được đầy đủ hơn. Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm do chính mình viết, không sao chép của người khác. Tôi xin chân thành cảm ơn! 10/10
File đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_ren_luyen_ky_nang_viet_tieng_anh_cho_hoc_s.docx