Báo cáo Biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trường THCS Nguyễn Lân thông qua các hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

docx 17 trang sklop8 27/06/2024 670
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo Biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trường THCS Nguyễn Lân thông qua các hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo Biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trường THCS Nguyễn Lân thông qua các hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

Báo cáo Biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trường THCS Nguyễn Lân thông qua các hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh
 MỤC LỤC
 Nội dung Trang
 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài .... 1
2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 2
3. Đối tượng, phạm vi và thời gian thực hiện đề tài.... 3
4. Phương pháp nghiên cứu  3
 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận .. 4
2. Thực trạng . 5
 2.1. Thuận lợi – Khó khăn.. 5
 2.2. Thành công – Hạn chế. 5
 2.3. Mặt mạnh – Mặt yếu.... 6
 2.4. Các nguyên nhân, yếu tố tác động.... 7
 2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề thực trạng..... 7
3. Các giải pháp thực hiện........... 8
 3.1. Mục tiêu của giải pháp... 8
 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp....... 8
4. Kết quả thực hiện đề tài .. 12
 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1/ Kết luận .... 14
2/ Kiến nghị .. 14
 Tài liệu tham khảo 16 thức bảo vệ môi trường, nó có vai trò quan trọng bởi vì lực lượng thanh, thiếu niên 
là lực lượng nòng cốt, là tương lai của đất nước.
 Như các bạn đã thấy, môi trường đang bị con người tàn phá và nó sẽ cứ tiếp 
diễn nếu chúng ta không có ý thức bảo vệ môi trường. Có rất nhiều biểu hiện nhưng 
phổ biến nhất ở lứa tuổi học sinh là vứt rác ra đường hoặc nơi công cộng . Ăn xong 
một que kem hay một chiếc kẹo, học sinh vứt que, vứt giấy xuống đất . Uống xong 
một lon nước ngọt hay một chai nước suối, vứt lon, vứt chai ngay tại chỗ vừa ngồi 
mặc dù thùng rác để cách đó rất gần. Thậm chí khi ăn xong một tép kẹo cao su, họ 
cũng không mang đến thùng rác mà vo tròn rồi trét lên ghế đá và cứ thế bỏ đi chỗ 
khác. Trong lớp học, sân trường, học sinh cũng ngang nhiên xả rác ở hộc bàn, góc 
lớp, hành lang,
 Chúng ta phải giáo dục việc bảo vệ môi trường với toàn thể học sinh vì lực 
lượng này rất năng động, nhận thức lứa tuổi này có hai mặt: Xấu: Tự tàn phá thiên 
nhiên, gây ô nhiễm môi trường mất cân bằng sinh thái. Tốt: Nếu nhận thức của mỗi 
thành viên có ý thức, thực hiện tốt đó cũng là lực lượng tốt bảo vệ, khôi phục thiên 
nhiên, góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện sức khỏe con người.
 Ngày 10/1/1994, Chủ tịch Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký lệnh 
công bố luật bảo vệ môi trường , nhà trường là cơ quan giáo dục có vai trò nâng cao 
sức khỏe, phát triển tốt thể lực. Do vậy học sinh cần nhận rõ trách nhiệm của mình 
đóng góp một phần công sức vào hoạt động bảo vệ môi trường. Đó cũng chính là 
thực hiện tốt chính sách của Nhà nước. Nhằm góp tiếng nói chung trong quá trình 
đào tạo thế hệ trẻ. Tôi mạnh dạn chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Biện pháp giáo 
dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trường THCS Nguyễn Lân thông qua các 
hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh” để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện 
cho học sinh.
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
 - Mục tiêu:
 + Giáo dục môi trường trong nhà trường nhằm đạt đến mục tiêu cuối cùng là 
các em được trang bị những kiến thức về môi trường và từ đó nhận thức được ý 
nghĩa của việc xây dựng môi trường trong sạch, tốt đẹp.
 2 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Cơ sở lý luận
 * Môi trường là một khái niệm quen thuộc và tồn tại xung quanh chúng ta:
 Môi trường là một tập hợp bao gồm tất cả các yếu tố xung quanh sinh vật, có 
tác dụng trực tiếp, tác động qua lại tới sự tồn tại và phát triển của sinh vật.
 Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con 
người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và 
sinh vật.
 Môi trường sống của con người bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên xã hội. Các 
yếu tố tự nhiên xã hội chi phối sự sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên 
nhiên, đất, nước và không khí, ánh sáng, công nghệ, kinh tế, chính trị, đạo đức, văn 
hoá, lịch sử.
 Môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh 
học tồn tại ngoài ý muốn của con người.
 Môi trường xã hội là tổng hoà các mối quan hệ giữa con người với con người. 
Đó là các luật lệ, thể chế, quy định nhằm hướng các hoạt động của con người theo 
một khuôn khổ nhất định, tạo điều kiện thuật lợi cho sự phát triển cuộc sống của con 
người.
 * Ô nhiễm môi trường:
 Ô nhiễm môi trường là vấn đề mang tính toàn cầu. Ô nhiễm môi trường có ảnh 
hưởng to lớn đến chất lượng môi trường sống của chúng ta; ô nhiễm môi trường làm 
bẩn, làm thoái hoá môi trường sống; làm biến đổi môi trường theo hướng tiêu cực 
toàn thể hay một phần bằng những chất gây tác hại (chất gây ô nhiễm). Sự biến đổi 
môi trường như vậy làm ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới đời sống con người và 
sinh vật gây tác hại cho nông nghiệp, công nghiệp, làm giảm chất lượng cuộc sống 
của con người.
 Nguyên nhân của nạn ô nhiễm môi trường là các sinh hoạt hằng ngày và hoạt 
động kinh tế của con người, từ trồng trọt, chăn nuôi đến các hoạt động công nghiệp, 
chiến tranh và công nghệ quốc phòng.
 * Giáo dục bảo vệ môi trường là gì?
 4 - Thành công:
 + Phát động phong trào trồng chăm sóc cây xanh, các lớp học tổ chức chăm 
sóc, vun sới khu vực mình phụ trách (bồn hoa cây cảnh).
 + Tạo được môi trường “xanh- sạch- đẹp”.Tạo được không khí thoáng mát, có 
bóng râm, cản bụi do tác dụng của xe cơ giới, tạo lượng ôxy cho con người Giáo dục 
cho học sinh ý thức bảo vệ cây xanh và trồng cây xanh trong nhà trường và gia đình.
 + Các em thanh, thiếu niên cảm thấy hứng thú, chủ động tham gia các hoạt 
động bảo vệ môi trường tại lớp học, trường học và nơi sinh sống, đã thu hút các em 
mạnh dạn đưa ra những giải pháp phù hợp. Chất lượng môi trường sống được nâng 
cao.
 + Phong trào bảo vệ môi trường giữa các lớp có sự thi đua rõ rệt, các ban chỉ 
huy chi đội đã chủ động tìm tòi thêm kiến thức trên sách vở và thông tin đại chúng 
và áp dụng vào các buổi hoạt động Đội.
 - Hạn chế:
 + Trong quá trình hoạt động bảo vệ môi trường vẫn tồn tại sự chênh lệch, chưa 
đồng đều về ý thức của học sinh trong vấn đề môi trường.
 + Do điều kiện kinh phí cho hoạt động Đội còn gặp nhiều khó khăn nên cũng 
hạn chế phần nào đến việc triển khai, tổ chức các hoạt động thực tế.
 + Một số em còn e dè trong việc thể hiện bản thân, nhiều học sinh còn ngại 
ngùng khi tham gia các hoạt động tập thể.
 + Một số anh chị phụ trách chưa nhiệt tình hỗ trợ cho Ban chỉ huy chi đội, còn 
thờ ơ đối với những khó khăn vướng mắc của ban chỉ huy chi đội tham gia hoạt động 
bảo vệ môi trường.
 2.3. Mặt mạnh - mặt yếu
 * Mặt mạnh:
 - Đã áp dụng thành công tại Liên đội THCS Nguyễn Lân, phù hợp với đối tượng 
học sinh, hiệu quả của phong trào bảo vệ môi trường được nâng cao vượt bậc so với 
các Liên đội khác trên địa bàn Quận.
 - Ngay từ đầu năm hoạt động bảo vệ môi trường đã trở thành một hoạt động 
không thể thiếu đối với các em vào các buổi thứ hai hàng tuần, là liều thuốc tinh thần 
giúp các em hào hứng bước vào một tuần học mới đầy niềm vui và sinh lực.
 6 việc bảo vệ môi trường cũng như việc tham gia các hoạt động khác của các em học 
sinh. 
 Thứ hai, các thầy cô giáo làm anh (chị) phụ trách chi đội chưa đủ nhiệt huyết 
thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường cùng với các em học sinh. Đây cũng là một 
vấn đề ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức hoạt động bảo vệ môi trường của các em.
 Cuối cùng, đó là vấn đề phân bổ thời gian để tổ chức hoạt động này đây là vấn 
đề khá nan giải cho TPT Đội và học sinh bởi thời gian học tập và giảng dạy chiếm 
hầu hết thời gian. Ngoài ra, nhiều học sinh còn ôn luyện nhiều môn không sắp xếp 
thời gian được khiến cho việc tổ chức hoạt động còn gặp rất nhiều khó khăn.
 3. Các giải pháp thực hiện:
 3.1. Mục tiêu của giải pháp
 - Làm cho học sinh có chuyển biến về ý thức, thái độ, hành vi, đối với môi 
trường và việc bảo vệ môi trường. Trong quá trình đó từng bước trang bị cho các em 
học sinh những hiểu biết về môi trường, để từ đó giúp các em dần dần có ý thức, từ 
ý thức sẽ bộc lộ qua thái độ, hành vi trong cuộc sống. Khi con người có ý thức cao, 
những thái độ, hành vi của họ sẽ trở thành nếp sống hàng ngày
 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
 * Công tác tham mưu:
 Theo quy định của Điều lệ Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh 1 tháng có 
2 tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp (theo sách Điều lệ và hướng dẫn thực hiện Điều 
lệ Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh của nhà xuất bản Thanh niên).
 Để thực hiện được quy định trên, Tổng phụ trách phải lên kế hoạch cụ thể: thời 
khóa biểu lớp nào, tiết nào, thứ mấy phải phù hợp với tiết sinh hoạt Đội của lớp chịu 
trách nhiệm phụ trách.
 Học sinh tham gia hoạt động phải được sự kiểm tra, đánh giá, xếp loại thi đua 
hàng tháng của Ban chỉ huy liên đội nhằm tránh trường hợp biến hoạt động bảo vệ 
môi trường thành một hoạt động giải lao vô nghĩa.
 Đặc biệt Tổng phụ trách phải lên nội dung, chương trình sinh hoạt của từng 
tuần, tháng theo chủ điểm dựaư vào chương trình “Rèn luyện đội viên” trong (Sổ tay 
Phụ trách Đội của nhà xuất bản Thanh niên) với ý nghĩa giáo dục rõ ràng. Để trình 
 8 trí lớp học bằng cây xanh để cải thiện môi trường và giáo dục ý thức bảo vệ môi 
trường cho học sinh.
 NỘI DUNG CÁC LỚP CHỌN ĐĂNG KÍ
 STT Lớp Nội dung đăng kí Ghi chú
 1 6A1 Vệ sinh khu vực trước cổng trường
 2 6A2 Trang trí cây xanh trong lớp học
 3 6A3 Vệ sinh bồn hoa sân trường
 4 6A4 Vệ sinh, thu dọn thư viện mở
 5 7A1 Vệ sinh phòng thực hành Lí
 6 7A2 Vệ sinh sân thể dục
 7 7A3 Vệ sinh phòng thực hành Sinh
 8 7A4 Vệ sinh, thu dọn thư viện mở
 9 7A5 Vệ sinh phòng thực hành Hóa
 10 8A1 Vệ sinh khu nhà vệ sinh
 11 8A2 Vệ sinh khu vực trước cổng trường
 12 8A3 Vệ sinh phòng thực hành Công nghệ
 13 8A4 Vệ sinh bồn hoa sân trường
 14 9A1 Trang trí cây xanh trong lớp học
 15 9A2 Vệ sinh phòng thực hành Tin
 16 9A3 Vệ sinh khu nhà vệ sinh
 - Tổ chức cho học sinh ký cam kết làm tốt công tác bảo vệ môi trường theo nội 
dung: “1 không, 2 có”
 + Không vứt rác thải bừa bãi
 + Có trồng và chăm sóc cây xanh
 + Có tích cực tham gia bảo vệ môi trường, làm kế hoạch nhỏ.
 * Tổ chức các hoạt động sinh hoạt theo chủ đề
 - Tổ chức cho các em sáng tác và biểu diễn các tiểu phẩm có nội dung về môi 
trường, qua đó giáo dục học sinh thấy được trách nhiệm của mình với biện pháp bảo 
vệ môi trường. Các tổ trong lớp lần lượt diễn tiểu phẩm vào giờ sinh hoạt lớp và giờ 
trực tuần
 10 Các giải pháp, biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ và hổ trợ lẫn nhau tạo nên 
một thể thống nhất về chương trình tuyên truyền giáo dục của học sinh, giáo dục ý 
thức bảo vệ môi trường phát huy được sự phối hợp giáo dục giữa “ Gia đình – Nhà 
trường – Xã hội”.
 * Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.
 Sau một thời gian áp dụng các hoạt động về bảo vệ môi trường trong Liên đội 
đã nhận thấy ý thức tự rèn luyện đạo đức của học sinh được nâng cao rõ rệt. Mỗi đội 
viên trong Liên đội đều có những hành động thiết thực góp phần vào việc cải thiện 
môi trường sống xung quanh với tinh thần tự giác cao.
 4. Kết quả thực hiện đề tài
 Từ điều kiện và tình hình thực tế của nhà trường, tôi đã áp dụng được một số 
hình thức trên vào hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. Kết quả cho thấy 
hầu hết các em tham gia hoạt động bảo vệ môi trường, sự mạnh dạn của các em đã 
tăng dần, sự chuẩn bị của các em cao hơn, có thể thay giáo viên chủ nhiệm điều 
khiển các hoạt động. Các em đã tự ý thức được mình trong việc bảo vệ môi trường, 
tính tự quản cao. Mọi hoạt động của học sinh nói riêng và hoạt động Đội nói chung 
đều thực hiện theo một “Êkíp”, một thể thống nhất và đi lên một cách rõ rệt. Tinh 
thần đoàn kết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau học tập, vui chơi và rèn luyện 
đạo đức ngày càng tiến bộ. 
 • Xây dựng được công trình măng non trồng hoa và cây ở các bồn hoa, khuôn 
viên trường.
 • Đã có sọt rác ở các lớp và 2 thùng rác lớn ở sân trường và được đổ vào đầu 
buổi sau khi các lớp vệ sinh xong và đổ đúng nơi quy định.
 • Vào tiết sinh hoạt trong các tuần toàn thể học sinh tham gia nhặt rác trong 
sân trường và trước cổng trường
 • Phối kết hợp với đoàn phường tham gia dọn vệ sinh ở đường liên xã từ cổng 
trường đến UBND phường Thanh Xuân Nam nhân các ngày lễ lớn, ngày chủ nhật 
xanh,
 Qua những hoạt động đó, học sinh phần nào hiểu và gắn bó hơn với công tác 
môi trường tại địa phương, mong muốn được làm những việc có ích cho nhà trường 
và xã hội và thật vui có những hoạt động như vậy, bố mẹ các em cũng rất hài lòng 
 12

File đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_giao_duc_y_thuc_bao_ve_moi_truong_cho_hoc.docx